Anh
Tại Sao Nên Đi Du Học Ở Anh Quốc?
Lựa chọn học tập tại Vương quốc Anh là một quyết định thông minh được rất nhiều bạn trẻ trên thế giới lựa chọn. Ở đó bạn không chỉ được sống tại nơi trung tâm công nghiệp thế giới mà còn được trải nghiệm hệ thống giáo dục vô cùng đa dạng đặc sắc, phát triển hàng đầu. Vậy bạn có biết điều gì khiến nước Anh thu hút đến vậy?
Nền giáo dục đẳng cấp thế giới
Với danh tiếng mạnh mẽ về nghiên cứu và giáo dục, các trường Đại học và Cao đẳng Vương quốc Anh thu hút rất nhiều học giả và chuyên gia hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực. Sự coi trọng chất lượng giáo dục của Vương quốc Anh thể hiện ở những kết quả xuất sắc:
-
Ba trong số tám trường Đại học tốt nhất thế giới là các trường thuộc nước Anh theo thống kê năm 2019
-
93% sinh viên Cao học đánh giá rất tích cực về chất lượng giảng dạy tại Vương quốc Anh, 107 người đoạt giải Nobel đã học tập làm việc tại các trường đại học và viện nghiên cứu ở Anh
-
Đại học: bằng tốt nghiệp THPT, chứng chỉ tiếng Anh (yêu cầu cụ thể phụ thuộc vào từng Đại học)
-
Vương quốc Anh đứng hàng đầu về sự hợp tác phát triển giữa các trường Đại học.
Cuộc sống năng động, thú vị
Vương quốc Anh là sự pha trộn tuyệt vời của các nền văn hóa, kết nối với nhau bằng một truyền thống và bản sắc nhất quán. Khi học tại bất cứ trường Đại học nào, bạn sẽ được trải nghiệm nền văn hóa đa dạng từ mọi nơi trên toàn thế giới. Các hoạt động như là đi bộ, đạp xe, leo núi cũng thích hợp cho bạn lựa chọn nếu muốn khám phá nhiều hơn cảnh quan thiên nhiên kì thú tại Anh. Và chắc chắn đi du lich quanh đất nước sẽ là trải nghiệm đáng nhớ nhất dành cho bạn. Hãy nhớ rằng bạn sẽ được mua vé giảm giá dành cho sinh viên.
Cơ hội việc làm rộng mở
Bạn có thể đáp ứng được các yêu cầu bằng cấp, kĩ năng và kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng đề ra khi học tập tại Vương quốc Anh
-
Theo QS World University Rankings 2013/14, các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao khả năng làm việc của các sinh viên tốt nghiệp từ nước Anh. Thoe một cuộc khảo sát với 27.000 nhà tuyển dụng, 5 trường Đại học tại Vương quốc Anh nằm trong Top 10 các trường đào tạo sinh viên tốt nhất
-
Các khóa học tại Anh liên kết rất nhiều với các doanh nghiệp và các chuyên gia trong ngành, sinh viên nhờ đó mà có thể nhận được những kinh nghiệm thực tế trong công việc tương lai của mình
-
Phong cách giảng dạy tại Anh luôn khuyến khích sinh viên phát triển các tố chất mà nhà tuyển dụng ở bất cứ nơi đâu trên thế giới đều có nhu cầu tìm tiếm như kĩ năng lãnh đạo, làm việc nhóm, ý tưởng sáng tạo,…
Dịch vụ chăm sóc y tế cho sinh viên
Không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có một hệ thống chăm sóc y tế vững vàng. Trên thực tế, rất ít quốc gia có Dịch vụ Chăm sóc Y tế Toàn quốc (NHS) như Vương quốc Anh. Những người cư trú hợp pháp tại Vương quốc Anh được tiếp cận chế độ chăm sóc y tế miễn phí. Các sinh viên quốc tế có thể tiếp cận NHS thông qua việc đóng bảo hiểm y tế quốc tế (IHS). Thông tin chi tiết có tại mục Tư vấn và Dịch vụ Chăm sóc Y tế cho Sinh viên Quốc tế (Health Advice and Services for International Students).
Điều kiện để du học Anh Quốc
Du học anh cần gì? Đây là câu hỏi của hầu hết những bạn có ước mơ đến xứ sở xương mù du học. Để đến Anh du học thì bạn phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau đây.
Trình độ học vấn
Điều kiện du học Anh vụ thể với trình độ học vấn và tiếng Anh như sau:
Chương Trình
Điều Kiện Xét Tuyển
A Level hoặc IB
(Bậc THPT của Anh)
Dự bị Đại học
Cao đẳng (tương
đương năm 1 Đại học)
Cử nhân
Dự bị Thạc Sĩ
Thạc Sĩ
- Học sinh từ 16 tuổi, hoàn thành lớp 10 hoặc 11.
- IELTS 5.5 - 6.0
- Hoàn thành chương trình THPT.
- IELTS 5.5
- Hoàn thành lớp 12 hoặc năm 1 ĐH/CĐ.
- IELTS 5.5
- Hoàn thành năm 1 ĐH/CĐ.
- IELTS 6.0
- Tốt nghiệp Đại học.
- IELTS 5.5 - 6.0
- Tốt nghiệp Đại học
- IELTS 6.5
Điều kiện về tài chính
Một trong những điều kiện để đi du học Anh không kém phần quan trọng chính là chứng minh tài chính du học của bạn. Đối với Anh quốc, điều này chỉ hợp lệ khi tài khoản ngân hàng đứng tên bạn bắt buộc phải được mở tối thiểu 28 ngày kể từ ngày bạn nộp đơn xin du học tại nước sở tại. Nếu như tài khoản đứng tên bố mẹ thì cần có giấy bảo trợ cho bạn từ phía bố mẹ. Số tiền trong tài khoản này cần phải đảm bảo đủ cho 1 năm đầu tiên của bạn tại Anh quốc.
Tùy vào trường học, ngành học và nơi bạn chọn để sinh hoạt học tập mà các mức chi phí sẽ khác nhau. Thông thường, khi quyết định đi du học tại Anh, bạn cần phải có trong tài khoản của mình ít nhất 30.000USD (hơn 600.000.000VND) để có thể đáp ứng được toàn bộ các nhu cầu chi phí ở Anh.
Điều kiện để được cấp visa du học
Nước Anh là quốc gia áp dụng hình thức xét duyệt visa dựa trên hệ thống thang điểm (Points-Based System). Để được cấp visa du học Anh thì bạn phải chứng minh với Lãnh sự quán rằng bạn được chấp nhận vào một khóa học tại một ngôi trường, cơ sở đào tạo đã được Cục Biên giới Anh cấp phép. Bên cạnh đó, bạn cũng phải cung cấp những bằng chứng để chứng tỏ gia đình có đủ tiềm lực tài chính để hỗ trợ bạn trong suốt thời gian học tập tại Anh. Ngoài ra, bạn cũng phải cung cấp đầy đủ các thông tin nhận dạng cá nhân ở Lãnh sự quán Anh tại Việt Nam.
Thời gian xét duyệt hồ sơ xin visa du học Anh trung bình là 3 tháng. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên có sự chuẩn bị từ sớm để phòng tránh trường hợp Lãnh sự yêu cầu bổ sung giấy tờ sẽ làm kéo dài thời gian xét duyệt hồ sơ visa hơn. Mặt khác, việc hoàn thành hồ sơ thị thực sớm cũng giúp bạn chủ động về thời gian chuẩn bị tâm lý, hiểu biết, kiến thức nhằm tránh được những cú "sốc" văn hóa, tinh thần những ngày đầu sang Anh.
Cơ Hội Việc Làm Tại Vương Quốc Anh
Vương quốc Anh từ xưa đến nay luôn là một trong những điểm đến hấp dẫn bậc nhất đối với sinh viên quốc tế. Và trong số đó, không ít bạn sang du học mang theo khát khao được ở lại sống và làm việc tại Anh Quốc xinh đẹp này. Tuy nhiên, để đạt được ước mơ đó thì cần phải đáp ứng các yêu cầu đề ra tại nước này.
Làm việc bán thời gian trong khi học
Làm việc bán thời gian sẽ là 1 lựa chọn tuyệt vời vừa hỗ trợ chi phí sinh hoạt của bạn ở Vương Quốc Anh vừa giúp bạn thu thập thêm kinh nghiệm làm việc tương ứng với ngành học của mình.
Nếu bạn có visa Bậc 4 (phổ thông) hay Bậc 4 (học sinh), bạn có thể làm việc trong thời gian đi học và trong các dịp nghỉ lễ nếu bạn:
• Đang theo học tại một trường đại học hoặc cao đẳng công lập
• Đang theo học một chương trình học ngắn hạn ở nước ngoài tại 1 trường đại học hoặc cao đẳng
• Trên 16 tuổi
• Đang theo học một khóa thuộc Khung Chứng chỉ Quốc gia (NQF) cấp độ 6 (cấp độ chứng chỉ nghề) trở lên
Tuy nhiên, sẽ có những hạn chế về loại hình công việc bạn được làm và giờ làm việc của bạn. Để tìm hiểu thêm, hãy truy cập trang web UK Council for International Student Affairs (UKCISA). Bạn không được làm việc nếu hộ chiếu hay thẻ căn cước của bạn có chữ “No Work” hoặc “Work Prohibited”, nếu không bạn sẽ vi phạm các điều kiện di trú, việc này là trái luật ở Vương Quốc Anh.
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Thử thách đầu tiên của các bạn du học sinh muốn tìm cơ hội việc làm đó chính là về visa. Có rất nhiều lựa chọn dành cho sinh viên quốc tế mong muốn ở lại làm việc tại Anh Quốc sau khi hoàn thành khóa học. Dưới đây là ba loại visa phổ biến mà sinh viên quốc tế có thể tham khảo: Tier 1, Tier 2 và Tier 5.
Tier 1: Visa Tier 1 được chia làm hai loại Graduate Entrepreneur – Visa khởi nghiệp dành cho sinh viên bậc sau đại học và Entrepreneur – Visa khởi nghiệp.
Graduate Entrepreneur là loại Visa được đề cử bởi một trường đại học. Để nhận được Visa này bạn cần có thư mời của một trường Đại học hoặc chương trình Sirius – một chương trình hỗ trợ tư vấn thủ tục tìm vốn đầu tư và nhập cảnh cho sinh viên năm cuối và sinh viên vừa mới tốt nghiệp với hiệu lực tối đa là 1 năm nhưng không thể nộp đơn xin định cư ở Anh Quốc với loại Visa này.
Entrepreneur là loại Visa duy nhất bạn không cần đơn vị bảo trợ để có được mà thay vào đó là một khoản tiền từ £55.000 – £250.000 để chứng minh được bạn muốn khởi nghiệp ở Anh Quốc với hiệu lực 3 năm (có khả năng gia hạn được thêm 2 năm nữa) và có thể nộp đơn xin định cư ở Anh Quốc sau 3 hoặc 5 năm.
Tier 2: Visa dạng thông thường. Để có được Visa này bạn cần được bảo trợ bởi một đơn vị tuyển dụng lao động tại Anh cùng thư mời từ họ với hiệu lực tối đa lên tới 5 năm (có khả năng gia hạn thêm 1 năm) và có thể nộp đơn xin định cư ở Anh Quốc sau 5 năm.
Tier 5: Visa làm việc ngắn hạn. Để có được Visa này bạn cần được bảo trợ bởi một đơn vị thuê mướn lao động tại Anh với hiệu lực tối đa là 2 năm (có thể gia hạn thêm tuỳ điều kiện ở Tier 5) nhưng không thể nộp đơn xin định cư ở Anh Quốc.
Thử thách thứ hai chính là tìm việc làm tốt. Để có thể định cư ở Anh, chưa nói đến ước mơ làm giàu, bạn đã phải có một công việc với mức lương tương đối – vì như tất cả chúng ta đều biết mức chi phí sinh hoạt ở Anh không hề rẻ, nhất là đối với mặt bằng thu nhập chung ở Việt Nam.
Tuy nhiên, có thể sẽ không dễ để tìm được một công việc và chuẩn bị cho những buổi phỏng vấn, và cần có những sự cân nhắc mang tính thực tế. Dưới đây là những chia sẻ về những việc làm tại Anh sẽ giúp ích được phần nào cho các bạn.
-
Để có thêm những lời khuyên bổ ích cũng như biết được thêm những cơ hội việc làm cho các sinh viên quốc tế sau tốt nghiệp, các bạn hãy xem thông tin tại website Prospects.
-
Nếu muốn được tư vấn cá nhân thì ngay ngôi trường bạn theo học cũng có thể giúp bạn cùng với những chuyên viên tư vấn việc làm tại trường. Họ sẽ giúp bạn hiểu công việc nào bạn sẽ yêu thích, và kỹ năng và kinh nghiệm nào bạn cần và có thể giúp được bạn tìm việc làm.
-
Bạn đừng quên nói chuyện với những người bạn gặp để hỏi về cách họ xin việc, công việc của họ gồm những gì và liệu họ có thể giới thiệu cho bạn một vài địa chỉ liên lạc hữu ích nào không.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới những hội chợ việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp, đặt lịch hẹn gặp với những tổ chức sẽ có mặt tại hội chợ đồng thời gia nhập những mạng lưới nghề nghiệp như LinkedIn để tự giới thiệu về trình độ, khả năng, kinh nghiệm của bạn và tự tìm được những mối quan hệ hữu ích. Hơn nữa nếu bạn thích làm việc cho một tổ chức nào đó, hãy đừng do dự, gửi cho họ một bức thư tự giới thiệu kèm theo hồ sơ xin việc, tóm tắt ngắn gọn những gì bạn có thể làm và hỏi họ xem có những cơ hội tuyển dụng nào trong tương lai không.
Hãy chủ động với những mục tiêu, ước mơ của mình. Chúc các bạn thành công!
Những Khoản Phí Cần Xem Qua Trước Khi Du Học Anh Quốc
Chi phí du học Anh có đắt đỏ như đồn thổi? Để giúp bạn có được cái nhìn thực tế về tổng kinh phí du học Anh, chúng tôi sẽ giúp bạn liệt kê các khoản phí mà sinh viên quốc tế cần chuẩn bị trong bài viết dưới đây.
Học Phí
Đây là khoản phí lớn nhất mà bạn phải đối diện khi du học Anh và nó có thể tốn đến một nửa ngân sách du học. Mức học phí cho sinh viên quốc tế tại Anh có sự dao động rất lớn về trường học và đôi khi còn có sự chênh lệch giữa các ngành trong cùng một cơ sở đào tạo. Trung bình, mức học phí này sẽ là 11.000 bảng Anh/năm. Khi sử dụng cụm từ “trung bình”, có nghĩa là mức này có thể sẽ nhiều hơn, hoặc ít hơn, tùy vào mức phí quy định của khóa học mà bạn lựa chọn. Chẳng hạn một khóa học MBA có thể lên đến £55,000. Nhìn chung, dù là hệ cao học hay cử nhân, các khóa học trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn có xu hướng ít tốn kém hơn các chương trình thực nghiệm và lâm sàng như Y, Dược.
Dù con số học phí tại Anh có thể khiến bạn nản chí, hãy nhớ rằng hầu hết các trường đại học ở Vương quốc Anh có thời lượng khóa học ngắn hơn 1 năm so với các quốc gia như Hoa Kỳ, Úc (trung bình 3 năm cho hệ cử nhân, 1 năm cho hệ thạc sĩ), vì vậy bạn có thể cắt bỏ 1 năm học phí và sinh hoạt phí từ tổng ngân sách du học nếu chọn Anh quốc thay vì các quốc gia khác.
Nhà ở
Mọi người vẫn thường kháo nhau rằng phí nhà thuê ở London thường đắt nhất Vương quốc Anh - góp phần làm nên sự khác biệt đáng kể giữa mức sống ở thủ đô so với các thành phố khác. University College London (UCL) ước tính chi phí chỗ ở cho một sinh viên tại Anh là £8,073 mỗi năm học (39 tuần). Ở khu vực phía Đông, giá 1 phòng đơn trong căn hộ thuê chung vào khoảng £435 - £750/tháng, còn khu trung tâm phía đông, chẳng hạn Nottingham, chi phí 1 phòng đôi mỗi tháng là £340 - £450. Trong khi đó, vùng Tây Bắc Anh Quốc, cụ thể là Liverpool, giá thuê phòng đơn ở mức dễ chấp nhận hơn – vào khoảng £210 - £550. Còn ở khu vực trung tâm London, chi phí £500 một tháng là mức rất rẻ cho một phòng nhỏ.
Bên cạnh địa điểm, yếu tố chất lượng nhà ở và hình thức ở trọ cũng đóng một phần lớn trong việc xác định chi phí. Hầu hết du học sinh Anh sống trong ký túc xá trường năm học đầu trước khi chuyển đến một căn hộ thuê chung với những sinh viên khác. Nhiều trường đại học cho phép sinh viên tự nấu nướng trong học xá, đồng thời có khu nhà ăn riêng, với giá thuê nhà đã bao gồm chi phí các bữa ăn.
Ăn uống, hàng tiêu dùng
Cũng như ở nhiều quốc gia tại châu Âu, giá cả dành cho thực phẩm và hàng tiêu dùng nhanh tại Anh khá đắt. Khi tính toán khoản phí này, bạn cần chuẩn bị một khoảng riêng cho những vật dụng như đồ chùi rửa, vật dụng nhà bếp, xà phòng, dầu gội… Theo đó, tùy vào thói quen chi tiêu, bạn có thể tốn từ £35-£55 mỗi tháng hoặc hơn để mua đồ tạp hóa, gia dụng.
Trung bình một bữa ăn tại nhà hàng mất khoảng £12. Nếu tự nấu ăn thì bạn sẽ phải dành nhiều chi phí cho việc mua sắm nguyên liệu ở siêu thị, nhưng dù sao đây vẫn là phương án tiết kiệm hơn so với đi ăn ở ngoài hay mua thức ăn sẵn. Nếu chọn phương án này, bạn nên hạn chế chi tiêu trong ngân sách £25 - £42/tuần.
Tất nhiên khi đã kết bạn và quen thân với bạn chia nhà chung, bạn có thể khám phá ra nhiều cách thông minh hơn như ăn uống chung với bạn bè và mua sỉ ở các siêu thị giá rẻ để tận dụng mức giá ưu đãi.
Chi phí đi lại, Internet, điện thoại, và các tiện ích khác
Nếu bạn trọ học tại khu học xá của trường thì chi phí thuê phòng nhiều khả năng sẽ bao gồm cả gas, điện, nước và Internet. Còn nếu thuê nhà riêng, bạn sẽ phải tự trả các khoản này. Vì vậy, nhiều sinh viên chọn thuê nhà chung với bạn bè để giảm thiểu các chi phí. Khoản này có thể ở trong bất cứ mức nào, từ £10/ tuần cho toàn bộ các hóa đơn, tùy vào thời gian trong năm.
Tiền điện thoại tốn ít nhất £15/ tháng, biết rằng chi phí cho dịch vụ di động sẽ dao động tùy vào nhà cung cấp và gói cước bạn đang sử dụng. Về dịch vụ DSL/Internet: Hầu hết các công ty tính phí cơ sở £5/tuần cho đường truyền DSL tiêu chuẩn ở Anh.
Một khoản chi không thể không tính đến là phương tiện công cộng, vào khoảng £540 - £600/ năm. Trong trường hợp khoảng cách từ nhà đến trường không quá xa, hãy nên tận dụng xe đạp hoặc đi bộ vào những mùa thời tiết thuận lợi. Nếu đi bằng phương tiện công cộng, mỗi tuần bạn cần chi ít nhất £10, nhiều hơn nếu bạn sống ở London. Thế nên, bạn nhớ tìm hiểu kỹ khoảng cách từ nhà đến trường khi chọn chỗ ở.
Bảo hiểm
Là sinh viên quốc tế theo học một chương trình toàn thời gian kéo dài trong vòng 6 tháng trở lên, bạn sẽ nhận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí ở Anh, dưới sự bảo trợ của Dịch vụ Y tế quốc gia (NHS). Tuy nhiên, sinh viên nộp đơn xin visa sang Anh sẽ phải đóng thêm một khoản phụ phí y tế là £150/năm (£75 nếu dưới 6 tháng trong chương trình NHS).
Chẳng hạn nếu chương trình học của bạn kéo dài 4 năm, bạn sẽ phải trả £675 (£150 mỗi năm, cộng £75 cho thời hạn 4 tháng đến khi visa hết hạn). Ngoài ra, trong quá trình du học ở đây, bạn cũng nên mua các loại bảo hiểm khác như bảo hiểm du lịch, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm nhà ở… tùy theo nhu cầu và yêu cầu bắt buộc để đảm bảo an toàn cho bản thân và tài sản.
Sách và tài liệu học tập
Tùy vào khóa học, bạn có thể sẽ chi ít nhất 30 bảng mỗi tháng tiền sách và các tài liệu khác. Các sách học những môn như Tài chính hay Kinh doanh thường rất đắt, có thể lên tới 40, 50 bảng Anh/quyển. Theo kinh nghiệm của các du học sinh Việt Nam tại Anh, sách các chuyên ngành khác có thể rẻ hơn, nhưng có những môn bạn sẽ phải mua đến 2,3 đầu sách một lúc nên tốt nhất là bạn nên tận dụng tối đa thư viện trường hoặc sách điện tử. Ngoài sách, bạn nên dành khoảng £7 một tuần cho các chi phí như in ấn, bút, vở viết… Bạn có thể sử dung công cụ quản lý tài chính của UCAS sẽ giúp bạn trong khoản này.
Đối Tác